29 Kinh nghiệm dành cho sinh viên khi đi thuê nhà trọ tại Hà Nội

Kinh nghiệm dành cho sinh viên khi đi thuê nhà trọ tại Hà Nội

Nói đến việc thuê nhà trọ dường như là nỗi ám ảnh đối với nhiều bạn khi mới lên Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm từ những bậc "tiền bối" để an tâm trong việc tìm nhà trọ dễ dàng hơn nhé!

Kinh nghiệm thuê nhà trọ

29 Kinh nghiệm dành cho sinh viên khi đi thuê nhà trọ tại Hà Nội

1. Xác định khu vực cần thuê phòng trọ là điều đầu tiên bạn nên quan tâm trước khi bắt đầu đi tìm cho mình một “căn phòng ước mơ”

2. Cần cân đối nhu cầu sử dụng và tài chính của gia đình bạn để đưa ra mức giá thuê phù hợp

3. Tìm kiếm trên google cũng như cũng như tham gia vào các group tìm và cho thuê nhà/phòng trọ khu vực bạn cần trên Facebook để có thể tham khảo trước.

4. Với tùy khu vực mà giá tiền cũng như đồ đạc trong phòng được set up khác nhau.

5. Khu vực Ngã Tư Sở thường có giá phòng cho thuê nhỉnh hơn so với các khu vực khác và “độ khó” khi tìm phòng ưng ý cũng được nâng cao.

6. Nên chọn tìm những vị trí thuận tiện đường xá dễ đi, gần các điểm bus để có thể thuận tiện cho việc học tập, làm việc của bạn nhất.

7. Ưu tiên thuê những khu vực gần chợ, bệnh viện, xung quanh có nhiều cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, hiệu thuốc càng tốt.

8. Nếu có anh chị, bạn bè hay người quen đã lên HN học trước thì nên nhờ họ đi tìm nhà giúp

9. Nếu quá khó khăn trong trong việc tìm nhà, bạn có thể liên hệ tới những trung tâm mô giới uy tín. (nên cân nhắc vì cũng có nhiều mô giới lừa đảo…)

10. Khi đi xem nhà, tranh thủ hỏi han những người xung quanh về trật tự an ninh khu phố và để ý một chút cuộc sống sinh hoạt của hàng xóm.

11. Nếu bạn ở trong ngõ hẻm thì vấn đề an ninh rất quan trọng. Không nên tìm những nơi quá xa, quá hẻo lánh, ngõ ngách lòng vòng.

12. Nên ưu tiên thuê những nhà trọ không chung chủ, hoặc tách biệt với chủ, giờ giấc thoải mái ( không có gì quý hơn “độc lập - tự do” 😃 )

13. Đã ở chung chủ thì hãy chú ý về giờ giấc đóng cửa, tránh tình trạng phải “ngủ đường” những hôm bạn lỡ đi chơi, đi làm về muộn. (tùy từng chủ nhà nhưng thường thì 23h là chốt khóa rồi ^^)

14. Đừng thuê phòng chật hẹp quá khiến sinh hoạt khó khăn và cũng đừng rộng quá tránh lãng phí tiền.

15. Trước khi thuê, hãy chú ý đọc kĩ các điều khoản trong hợp đồng tránh “bút sa gà chết” =))))

16. Hợp đồng thời hạn cũng đừng nên quá dài, vì có thể trong quá trình ở xảy ra 1 số vấn đề mà bạn cần chuyển chỗ mới (nên làm 3-6 tháng)

17. Cố gắng “xin” khéo khéo một chút, hên thì được chủ nhà giảm cho “chút chút” tiền nhà ( đỡ được tí nào hay tí đấy phải không? )

18. Cùng với giá nhà, thì giá điện nước và các dịch vụ đi kèm như net, vệ sinh, thang máy, để xe,... cũng cần phải chú ý.

19. Nếu được “giá dân” thì tốt, còn không thì thường điện 3.5k/số, nước 50-100k/người, net 50-100k/phòng là chấp nhận được (vì kinh doanh nên cũng đừng nên thắc mắc) 🙂

20. Phòng cũng được chia theo 3 loại tùy theo nhu cầu và tài chính của bạni: phòng trống (không có đồ gì cả), phòng đồ cơ bản (thường có giường, tủ,..) và phòng full đồ (cái này thì lung linh rồi nha ^^)

21. Chọn phòng ở tầng thấp thấp chút mùa hè đỡ nóng, cũng đỡ vất vả đi lại, đừng tưởng càng cao càng thích (thử tưởng tượng xách cái vali leo thang bộ lên tầng 6 đi 🙂, thêm mùa hè nữa thì nóng há mồm !!)

22. Thuê nhà cũng nên ưu tiên nhà có điều hòa, nóng lạnh (cái này tùy nhu cầu các bạn nhé, nhưng mình khuyên nên có :v)

23. Cửa sổ, thông gió, ban công, cũng là những điều bạn nên note vào danh sách ưu tiên

24. Nếu thuê được phòng khép kín thì tiện cho bạn sinh hoạt nhất, còn không thì chỉ nên 2 phòng chung 1 nvs thôi !

25. Có bếp tự nấu ăn được thì tốt, lười thì ra ngoài ăn, hết tiền ráng chịu =))

26. Tiền phòng, tiền cọc mỗi chủ nhà có 1 cách đóng khác nhau, nhưng đóng 1 tháng cọc 1 hoặc 3 tháng cọc 1 tháng là hợp lí nhất.

27. Trước khi vào ở, nhớ kiểm tra hết các thiết bị, đồ đạc trong phòng xem có bị hỏng hay thiếu gì thì báo với chủ nhà họ sửa chữa thay thế. Chốt lại số điện, số nước ở công tơ với chủ nhà tránh sai sót dẫn đến “mất tiền oan”.

28. Tìm bạn bè, người quen “ở ghép” để share tiền nhà cũng tốt, nhưng chỉ nên 2-3 người/ phòng thôi. (đừng nghĩ thêm người thêm vui, bạn sẽ phải hối hận đấy) 🙂

29. Nếu không có bạn bè,người quen từ trước ở cùng thì bạn có thể đăng những “mẩu tin” nhắn tìm roommate trên các group. (nhưng cũng nên cảnh giác chú ý tới tài sản của bản thân khi chưa có sự tin tưởng ở nhau)

Mời các bạn xem thêm các kinh nghiệm, các câu chuyện chia sẻ khác của chúng tôi tại:

Bạn đọc còn kinh nghiệm nào hãy để lại bình luận phía dưới nhé để mọi người cùng tham khảo!

Nhận xét